Sự khác biệt giữa EC2 và Lightsail trong AWS

Sự khác biệt giữa EC2 và Lightsail trong AWS

Làm việc với AWS (Amazon Web Services), hẳn chúng ta đều biết về dịch vụ web server nổi tiếng là EC2, tuy nhiên một dịch vụ có chức năng tương tự mà ít người để ý đến là Lightsail. Vậy hôm nay, mình sẽ tìm hiểu Lightsail là gì và nó có khác biệt so với EC2 như thế nào.

① Chức năng:

  • Về Amazon Lightsail, đây là một dịch vụ đám mây của Amazon, không chỉ là môi trường điện toán (Computing environment), nó còn có thể lưu trữ dữ liệu (Storage - Amazon S3 ),
    khả năng khôi phục dữ liệu (Snapshots - Amazon RDS).
    Ngoài ra, nó cung cấp các dịch vụ khác như cân bằng tải (Elastic Load Balancing), tưởng lửa (Firewall), DNS (Route 53) kèm theo một số chức năng có sẵn khác.
  • Còn về EC2, nó chỉ cung cấp môi trường điện toán. Các dịch vụ khác như Amazon S3 , Route 53, Amazon RDS .v.v., chúng ta phải cài đặt và kết hợp với EC2.

② Mức giá:

  • Amazon Lightsail có một bảng giá khá "rõ ràng" cho từng tháng, thấp nhất 3.5$ và pro nhất với 240$/ tháng.
    Bạn có thể tạo một trang web hoặc dịch vụ web chỉ với một servies duy nhất, làm cho chi phí duy trì giảm đáng kể.
  • Còn Amazon EC2 có cách tính phí phức tạp hơn, chúng ta dùng càng nhiều -> chi phí càng tăng.
    Ngoài ra, khi bạn kết hợp một số dịch vụ khác như S3, Route 53,... thì chi phí sẽ được tính thêm.

③ Cách cài đặt:

  • Amazon Lightsail cài đặt rất dễ dàng, chỉ cần vài cú click chuột, bạn đã có một server hoàn chỉnh.
  • Với Amazon EC2, bạn có thể cấu hình dịch vụ sao cho phù hợp với yêu cầu của bạn, tuy nhiên, vì nó khá phức tạp nên bạn cần phải có chút kinh nghiệm để có thể setup và sử dụng. (Mình đã từng setup và nó phức tạp hơn cài đặt window 1 chút ^^).

④ Tạo một bản sao:

  • Amazon Lightsail để tạo một bản sao, bản có thể tạo trực tiếp từ server snapshot -> khá đơn giản và dễ sử dụng.
  • Tuy nhiên, với Amazon EC2, khi bạn muốn tạo một bản sao, hoặc di chuyển nó sang một region mới, việc đầu tiên bạn cần làm là tạo một images (AMIs - IMAGES) từ server snapshot, và từ image này, bạn có thể tạo một Instance mới với region tùy chọn.

⑤ Độ linh hoạt của dịch vụ:

  • Có bạn nào đã mua một chiếc PC chưa nhỉ? Trường hợp bạn mua một máy tính đồng bộ, thì mọi linh kiện từ CPU, RAM, ổ đĩa cứng... đều đã được lắp sẵn, mỗi khi muốn nâng cấp, rất khó thay thế linh kiện. Amazon Lightsail cũng như vậy, nó là một gói được include các dịch vụ có sẵn, vậy nên nếu bạn muốn nâng cấp một dịch vụ -> sẽ rất khó nếu không muốn nói là không thể.
    Ngược lại với EC2, các linh kiện là do bạn chọn, lắp ráp vào, nên sẽ chẳng có vấn đề gì khi cần nâng cấp một dịch vụ cả.

⑥ Chi phí:

  • Amazon Lightsail sẽ tính phí ngay khi bạn đăng ký sử dụng, cho dù server của bạn đang chạy hay đã ngừng hoạt động.
  • Với EC2, bạn chỉ mất phí đối với mỗi instance đang chạy (running status), những instance dừng hoạt động (stop), Amazon sẽ không tính phí. Tuy nhiên, bạn sẽ mất một khoản phí mỗi khi tạo một instance mới.

Ngoài ra, bạn đang dùng dịch vụ Amazon Lightsail, và muốn nâng cấp lên EC2, việc này hoàn toàn có thể nhé, AWS hỗ trợ cơ chế giúp bạn dễ dàng chuyển đổi từ Lightsail sang EC2

★ Ưu điểm của Amazon Lightsail

  • Cài đặt dễ dàng, dễ sử dụng.
  • Chi phí rõ ràng, thuận tiện cho việc lên kế hoạch.
  • So với các dịch vụ khác của AWS, thì Lightsail có một mức giá khá "dễ chịu".
  • Cấu hình tự động, bạn chỉ cần vài cú click chuột là xong.

★ Nhược điểm

  • Vì được cài đặt tự động nên các dịch vụ được include khá cứng nhắc, bạn không thể cấu hình để phù hợp với trang web của bạn.
  • Bị hạn chế đối với một cài đặt nhất định.
  • Không thể cấu hình chi tiết về bảo mật và permission.
  • Khó có thể nâng cấp, thay đổi dịch vụ có sẵn, và với các dịch vụ khác của AWS.

★ Các trường hợp nên sử dụng Amazon Lightsail

  • Với các ưu, nhược điểm trên, Lightsail chỉ phù hợp với các trang web và service nhỏ, môi trường phát triển (staging), học tập (study) và các trang blog các nhân viết bằng WordPress.

★ Một số thông tin khác

  • Lightsail có 14 gói dịch vụ. Thấp nhất là 3.5$ (Linux/Unix) và cao nhất với 240$/thang (Window server). Trong 14 gói này, có 7 gói sử dụng Linux/Unix và 7 gói còn lại sử dụng Window server.
    Giá này bao gồm bộ nhớ RAM, CPU, SSD, băng thông truyền, địa chỉ IP tĩnh, quản lý DNS, v.v. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, nếu băng thông truyền của bạn vượt quá giới hạn định mức, bạn sẽ phải trả thêm chi phí.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi.

Tham khảo: https://techblog.nhn-techo.com/archives/14300