Software Testing Method 1: Kiểm thử hộp đen - Black Box Testing.

Software Testing Method 1: 
Kiểm thử hộp đen - Black Box Testing.

  Bất kỳ một ứng dụng phần mềm nào được tạo ra cũng đều tồn tại lỗi. Bởi đây là sản phẩm do con người xây dựng lên. Dù có là người lập trình giỏi, giàu kinh nghiệm, cẩn thận và trách nhiệm đến đâu cũng không tránh được việc phần mềm có lỗi. Do đó, trong quá trình phát triển luôn cần đến một cá nhân, đội nhóm làm các công việc kiểm thử phần mềm. Trong kiểm thử có ba phương pháp đòi hỏi phạm vi kiến thức và công việc rất khác nhau. Đó là Kiểm thử hộp đen, Kiểm thử hộp trắng và Kiểm thử hộp xám. Trong bài blog này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu phương pháp đầu tiên: Kiểm thử hộp đen - Black Box Testing.

I. Khái niệm:

  • Kiểm thử hộp đen (hay còn gọi là kiểm thử hướng in/out put) là một phương pháp kiểm thử đầu vào, đầu ra, các chức năng của ứng dụng phần mềm mà người thực hiện không cần có kiến thức về lập trình hoặc không cần hiểu về cấu trúc code.
  • Người thực hiện kiểm thử (thường là Tester/QA) sẽ dựa vào tài liệu đặc tả yêu cầu để kiểm thử các chức năng của ứng dụng phần mềm.

II. Các loại Kiểm thử hộp đen:

  • Functional Testing: Loại kiểm thử này liên quan đến yêu cầu chức năng của một hệ thống. Được thực hiện bởi người kiểm thử phần mềm.
  • Non-functional Testing: Loại kiểm thử này tập trung kiểm tra các yêu cầu phi chức năng như hiệu suất, khả năng sử dụng, responsive màn hình…
  • Regression Testing: Kiểm tra quy hồi - Loại kiểm tra này được thực hiện sau khi đã sửa lỗi, sửa code, thực hiện nâng cấp hoặc bảo trì hệ thống. Mục đích là kiểm thử, đảm bảo rằng code mới không ảnh hưởng gì đến code hiện tại.

III. Ưu điểm của Kiểm thử hộp đen:

  • Người thực hiện kiểm thử đóng vai trò như một người dùng ứng dụng. Những người không có kiến thức về IT hoặc kiến thức lập trình cũng có thể là người kiểm thử.
  • Người kiểm thử không cần tìm hiểu chi tiết cách triển khai của hệ thống.
  • Các yêu cầu của ứng dụng phần mềm và hệ thống thực tế được kiểm thử một cách chính xác.
  • Đối với một tài liệu đặc tả chức năng tốt, được xác định sẽ giúp người kiểm thử thiết kế kịch bản kiểm thử (test case/test scenario) nhanh và chính xác.
  • Công việc kiểm thử có độ phức tạp thấp hơn. Bởi vì các chức năng chỉ đơn giản là mô hình hóa các hành vi của người dùng ứng dụng phần mềm thông thường.

IV. Nhược điểm của Kiểm thử hộp đen:

  • Yêu cầu mức độ ưu tiên trong việc kiểm thử các chức năng (luồng của các chức năng). Người thực hiện kiểm thử thường không thể kiểm tra toàn bộ các đường dẫn của người dùng.
  • Khi người kiểm thử kiểm tra một chức năng không đạt yêu cầu, họ khó có thể biết được nguyên nhân gốc rễ của lỗi.
  • Khó trong việc tính được chính xác phạm vi kiểm thử.

V. Các phương pháp kiểm thử:

1.Đoán lỗi (Error Guessing):

  • Đây là một phương pháp kiểm thử dựa vào kinh nghiệm và kiến thức của người kiểm thử.
  • Đoán lỗi thường không có công cụ hay kịch bản nào cố định.
  • Phương pháp này không có quy tắc rõ ràng. Test case được thiết kế dựa vào trực giác, tình hình phát triển, luồng của chức năng được thể hiện trong các tài liệu đặc tả.

2. Phân tích giá trị biên (Boundary Value Analysis):

Các bạn có thể tìm đọc bài blog chi tiết tại:

KỸ THUẬT VIẾT TEST CASE 1: Phân tích giá trị biên
Trong phát triển phần mềm, viết test case (trường hợp kiểm thử) là một công việc quan trọng đối với một tester. Bởi nếu thiết kế test case không hiệu quả sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc, dẫn đến việc chất lượng sản phẩm không được

3. Phân vùng tương đương (Equivalence Partitioning):

Các bạn có thể tìm đọc bài blog chi tiết tại:

KỸ THUẬT VIẾT TEST CASE 2: Phân vùng tương đương
Thiết kế test case là một kỹ thuật rất quan trọng trong quá trình làm test và nó gắn bó với người tester trong suốt quãng thời gian làm nghề. Ở phần một, chúng ta đã cùng tìm hiểu về kĩ thuật thiết kế test case đầu tiên - kỹ

4. Bảng quyết tính (Decision Table):

Các bạn có thể tìm đọc bài blog chi tiết tại:

KỸ THUẬT VIẾT TEST CASEPhần 3: Bảng quyết tính
Ở hai phần trước, chúng ta đã tìm hiểu về hai kỹ thuật thiết kế test case là Phân tích giá trị biên và Phân vùng tương đương. Trong bài blog lần này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu thêm một kỹ thuật thiết kế test case nữa. Đó

Tài liệu tham khảo:

https://www.guru99.com/black-box-testing.html

https://www.imperva.com/learn/application-security/black-box-testing/

Tìm đọc bài blog "Software Testing Method 2:Kiểm thử hộp trắng - White Box Testing và Kiểm thử hộp xám - Grey Box Testing." tại đây:

Software Testing Method 2: Kiểm thử hộp trắng - White Box Testing và Kiểm thử hộp xám - Grey Box Testing.
Trong kiểm thử phần mềm, người kiểm thử luôn cần vận dụng nhiều hơn một phương pháp để tìm ra lỗi, sửa lỗi và phát triển được một ứng dụng phần mềm hoàn chỉnh nhất. Trong bài blog trước, chúng ta đã tìm hiểu về phương pháp kiểm thử đầu