Sprint và vai trò của Sprint khi áp dụng phương pháp Agile Scrum

Sprint và vai trò của Sprint khi áp dụng phương pháp Agile Scrum
Sprint và vai trò của Sprint khi áp dụng phương pháp Agile Scrum

Sprint là gì?

Sprint trong Scrum là khoảng thời gian mà Nhóm Scrum tiến hành tất cả các hoạt động cần thiết để sản xuất được một phần tăng trưởng có khả năng chuyển giao được.

Sprint được đóng khung thời gian, có độ dài không quá một tháng và nhất quán trong suốt quá trình phát triển ( Sprint nên có Time-box là không quá 30 ngày). Độ dài của Sprint được xác định bởi nhiều yếu tố như: Nhu cầu từ thị trường, khả năng hiện tại của Scrum team, mô hình kinh doanh hay bản thân của sản phẩm/ dịch vụ đó. Và nên được Scrum team quyết định sau khi đã cân nhắc tất cả những yếu tố lại cùng nhau.

Các sự kiện trong Sprint

  • Sprint Planning: Là sự kiện diễn ra ở đầu mỗi Sprint để chuẩn bị cho toàn bộ Sprint. Buổi Lập kế hoạch Sprint được chia làm 2 phần riêng biệt với 2 mục đích khác nhau. Phần 1 nhằm trả lời câu hỏi: “Chúng ta sẽ làm gì?”. Phần 2 nhằm trả lời câu hỏi: “Chúng ta sẽ làm như thế nào?”.
  • Daily Scrum: Là buổi trao đổi ngắn mà Nhóm Phát triển thực hiện đều đặn hằng ngày nhằm cập nhật và đồng bộ công việc giữa các thành viên. Sự kiện này cũng được coi là buổi tái-lập kế hoạch của Nhóm Phát triển.
  • Sprint Review: Là sự kiện diễn ra ở cuối Sprint nhằm thanh tra và thích nghi sản phẩm đang được xây dựng. Sự kiện này bao gồm 2 hoạt động chính đó là dùng thử sản phẩm và thảo luận về tình hình của sản phẩm, hướng đi tiếp theo và những điều chỉnh đối với sản phẩm nếu cần thiết.
  • Cải tiến Sprint Là một sự kiện quan trọng trong Scrum diễn ra ngay sau buổi Sơ kết Sprint nhằm mục đích thanh tra và thích nghi quy trình làm việc. Nói cách khác đây là dịp để Nhóm Scrum nhìn lại quá trình làm việc của một Sprint và xác định những thay đổi cần thiết đối với quy trình để làm việc tốt hơn trong Sprint sau.

Những lưu ý trong quá trình Sprint

  • Không cho phép bất kì sự thay đổi nào ảnh hưởng đến Mục tiêu Sprint
  • Thành phần Nhà Phát triển được giữ nguyên
  • Mục tiêu chất lượng không được cắt giảm
  • Phạm vi có thể được làm rõ và tái thương lượng giữa Product Owner và Nhà Phát triển.

Hủy một Sprint

Sprint có thể bị hủy trước khi kết thúc khung thời gian. Chỉ có Product Owner mới có đủ thẩm quyền dừng Sprint.

Một Sprint có thể bị hủy nếu như Mục tiêu Sprint không còn phù hợp nữa. Điều này xảy ra khi công ty chuyển hướng kinh doanh hoặc khi tình thế công nghệ có sự thay đổi. Nhìn chung, Sprint có thể bị hủy nếu nó không mang lại điều gì có ích. Thế nhưng, do thời gian mỗi Sprint tương đối ngắn nên việc hủy một Sprint không mấy khi xảy ra.

Khi Sprint bị hủy, các phần sản phẩm đã hoàn chỉnh được xem xét lại. Nếu phần nào đó của công việc có thể chuyển giao được thì Product Owner có thể chấp nhận chúng. Các hạng mục Product Backlog chưa hoàn tất sẽ được ước lượng lại và trả về Product Backlog để phát triển tiếp. Các phần việc đã thực hiện trên đó sẽ nhanh chóng hết tác dụng và phải thường xuyên được ước lượng lại.

Việc hủy Sprint sẽ gây lãng phí tài nguyên, do mọi người phải mất thời gian, công sức để lên kế hoạch cho một Sprint mới. Việc hủy Sprint thường gây tổn hại nhất định cho các Nhà Phát triển, và rất ít khi xảy ra.

Khi triển khai cách làm việc theo Scrum với các Sprint hàng tháng, với việc thực hiện đúng quy trình Sprint và nắm vững các kiến thức về Scrum sẽ đem đến cho bạn những kết quả tốt nhất nhưng nếu Scrum sai, Scrum không đúng, hay Scrum không bài bản thì có thể hậu quả để lại khá lớn.

Tài liệu tham khảo:

https://hocvienagile.com/sprint/
https://www.atlassian.com/agile/scrum/sprints