Scrum metrics

Scrum metrics là specific data points mà scrum teams theo dõi và sử dụng để cải thiện hiệu suất và năng lực của team. Scrum metrics cung cấp các thông tin từ đó hỗ trợ scrum teams lập kế hoạch, thực hiện, đặt ra các mục tiêu, các kế hoạch cải tiến một cách hiệu quả hơn.

Scrum metrics

Scrum metrics là specific data points mà  scrum teams theo dõi và sử dụng để cải thiện hiệu suất và năng lực của team. Scrum metrics cung cấp các thông tin từ đó hỗ trợ scrum teams lập kế hoạch, thực hiện, đặt ra các mục tiêu, các kế hoạch cải tiến một cách hiệu quả hơn. Trong bài viết dưới đây mình giới thiệu hai công cụ sẽ giúp scrum teams hiểu rõ hơn về quá trình phát triển của họ, làm cho việc bàn giao phần mềm dễ dàng hơn.

Biểu đồ Sprint Burndown.

Biểu đồ Sprint Burndown là một công cụ được Nhóm Phát triển sử dụng để trực quan hóa tiến độ hướng tới Mục tiêu Sprint. Nhóm Phát triển tập trung sự quan tâm của mình vào còn bao nhiêu việc phải làm để đạt được Mục tiêu Sprint chứ không phải là mình đã bỏ ra bao nhiêu công sức trong quá khứ.

Biểu đồ Sprint Burndown được Nhóm Phát triển duy trì.

Nhóm Phát triển tạo ra Sprint Burndown sau buổi Lập kế hoạch Sprint và cập nhật nó hằng ngày để thấy được tiến độ thực của mình. Nếu có những biểu hiện không tốt về mặt tiến độ công việc thì nhóm có thể đưa ra các quyết định điều chỉnh nhanh chóng một cách chủ động để hướng đến việc hoàn thành Mục tiêu Sprint đúng như cam kết của mình.

Biểu đồ Sprint Burndown gồm có :
- Trục hoành thể hiện thời gian, được chia thành các ngày tương ứng với thời gian của một Sprint.
- Trục tung thể hiện lượng nỗ lực còn lại cần thiết để hoàn thành tất cả các công việc, giá trị này được lấy từ Sprint Backlog.
- Đường cơ sở của Sprint Burndown được nối từ điểm khởi đầu cho đến điểm mong muốn đạt được khi kết thúc Sprint.
- Đường thực tế của Sprint Burndown được xây dựng dựa trên tiến độ thực tế của Sprint.

Trong trường hợp đường thực tế đang ở phía trên so với đường cơ sở thì  có nghĩa là tốc độ sản xuất của nhóm đang không đạt như kỳ vọng. Nhóm cần xem xét và phân tích để tìm ra nguyên nhân, có những điều chỉnh nếu thực sự cần thiết để tăng năng suất của nhóm. Bởi vì nếu tiếp tục như vậy thì đến cuối Sprint nhóm sẽ không thể đạt được mục tiêu.

Trong trường hợp thuận lợi, tốc độ sản xuất nhóm cao hơn ước tính, đường đồ thị thực tế sẽ nằm phía dưới của đường đồ thị cơ sở. Điều này có nghĩa là chúng ta sẽ đạt được mục tiêu, hoàn thành tất cả các công việc sớm hơn ước tính.

Biểu đồ Release Burndown.

Biểu đồ Release Burndown được Product Owner sử dụng để theo dõi tiến độ phát triển của sản phẩm.

Biểu đồ Release Burndown do Product Owner quản lý và vận hành.

Product Owner xây dựng biểu đồ Release BurnDown ngay khi bắt đầu dự án và được cập nhật sau mỗi sprint. Nếu có những biểu hiện không tốt về mặt tiến độ phát triển sản phẩm, Product Owner và những thành viên khác có thể đưa ra những điều chỉnh sớm và chủ động để đạt được một kết quả tốt và hợp lý nhất về mặt sản phẩm.

Biểu đồ Release Burndown gồm có:
- Trục hoành thể hiện thời gian thông qua các Sprint liên tiếp nhau. Chẳng hạn, chúng ta sử dụng ngày bắt đầu của Sprint để đánh dấu lần lượt các Sprint.
- Trục tung thể hiện lượng nỗ lực còn lại cho đến khi đạt được mục tiêu.
- Đường cơ sở thể hiện mối quan hệ giữa 3 yếu tố là tổng lượng nỗ lực ước tính ban đầu, tốc độ của Nhóm Phát triển và ngày phát hành dự kiến.
- Đường thực tế của Release Burndown được xây dựng trên tốc độ thực tế của dự án, được Product Owner cập nhật sau mỗi sprint.

Trong trường hợp đường thực tế ở phía trên so với đường có nghĩa là dự án đang bị chậm tiến độ. Khi đó cả nhóm cần họp với nhau để đưa ra phương án giải quyết. Nhóm cần phải xem xét 3 yếu tố là tốc độ sản xuất của các Nhà Phát triển, các tính năng mong muốn của sản phẩm và ngày phát hành.

Tài liệu tham khảo:
1. Cẩm Nang Scrum Cho Người Mới Bắt Đầu.
2. https://www.atlassian.com/agile/project-management/metrics
3. https://www.atlassian.com/agile/scrum/scrum-metrics