ECS VS KUBERNETES

ECS VS KUBERNETES

Container trở nên phổ biến nhanh chóng. Nhờ vào việc dễ dàng phát triển, quảng bá và triển khai code một cách nhất quán trên các môi trường khác nhau. Bên cạnh các vấn đề về điều phối container, còn một vấn đề khác vẫn phải giải quyết. Đó là container có thể chạy ở đâu và như thế nào? Cần có các công cụ bổ sung để chạy một cluster và quản lý hạ tầng cluster. Bài viết này đưa ra các so sánh AWS ECS và Kubernetes giúp hiểu rõ hơn về tính năng của mỗi loại.

Container là bản tóm tắt ở tầng ứng dụng. Gói gọn code của bạn với các thư viện cần thiết. Còn phụ thuộc vào các yếu tối khác và các setting môi trường vào trong một gói duy nhất.

Các container nhằm giúp đơn giản hóa việc triển khai code. Nhưng để quản lý hàng ngàn container không phải là việc đơn giản. Khi tạo ra các triển khai có độ sẵn sàng cao, scaling theo khối lượng, kiểm tra sức khỏe của container và thay thế bằng các container mới, phơi bày các cổng và cân bằng khối lượng – thì cần một công cụ khác. Đây là lúc cần điều phối container.

Các container và microservice song hành với nhau. Làm tăng khối lượng dịch vụ riêng lẻ chạy trong một môi trường điển hình. So với số lượng app nguyên khối (monoliths) chạy trong môi trường truyền thống. Với sự phức tạp này, container orchestration là điều bắt buộc đối với bất kỳ triển khai nào.

Docker đã trở thành tiêu chuẩn để tạo container. Đối với điều phối và quản lý cluster, ECS và Kubernetes là hai lựa chọn phổ biến. Mỗi cái đều có ưu và nhược điểm riêng.

AWS Elastic Container Service (ECS)

Một giải pháp là giảm tải công việc quản lý cluster. Thông qua việc sử dụng Elastic Container Service (ECS) của AWS. ECS là một giải pháp tốt cho doanh nghiệp đã quen thuộc với Amazon Web Services. Một cluster có thể được cấu hình và triển khai chỉ bằng vài cú nhấp chuột. Được hỗ trợ bởi các instance EC2 mà bạn quản lý hoặc bởi Fargate – một dịch vụ quản lý cluster đầy đủ.

Ưu điểm: Quen thuộc với người dùng AWS hiện tại. Bắt đầu nhanh chóng và đơn giản, dễ dàng scaling để đáp ứng nhu cầu. Tích hợp tốt với các dịch vụ AWS khác. Đây là một cách đơn giản để triển khai các container có tính sẵn sàng cao ở quy mô production.

Nhược điểm: Đây là giải pháp độc quyền. Nhược điểm khác chính là khóa của nhà cung cấp (vendor lock-in). Các container dễ dàng được chuyển sang các nền tảng khác, nhưng cấu hình dành riêng cho ECS. Không có quyền truy cập vào các cluster nodes trong Fargate. Khiến việc troubleshooting khó khăn hơn. Không thể tùy chỉnh và không hiệu quả đối với các triển khai không chuẩn.

Kubernetes

Đối với người dùng nâng cao, Kubernetes cung cấp bộ công cụ mạnh nhất. Để quản lý cả cluster và workload. Một trong những dự án nguồn mở phổ biến nhất trên GitHub, được hỗ trợ bởi Google, chính là Kubernetes. Đây là giải pháp phổ biến nhất để triển khai các container trong production. Nền tảng này được ghi chép tốt và có thể mở rộng. Cho phép các tổ chức tùy chỉnh để phù hợp với nhu cầu. Mặc dù khá phức tạp để thiết lập. Nhưng cung cấp rất nhiều giải pháp quản lý gồm EKS từ AWS, GKE từ GCP, AKS từ Azure, PKS từ Pivotal và thậm chí Docker cung cấp Kubernetes của riêng họ.

Ưu điểm: Công cụ phổ biến nhất. Áp dụng rộng rãi trong triển khai của doanh nghiệp lớn. Được hỗ trợ bởi một cộng đồng nguồn mở và các công ty công nghệ lớn. Linh hoạt và mở rộng để làm việc trong mọi môi trường.

Nhược điểm: Khá phức tạp để học, khó thiết lập, cấu hình và bảo trì. Thiếu khả năng tương thích với Docker Swarm và Compose CLI.

Amazon Elastic Kubernetes Service (Amazon EKS)

Amazon EKS cung cấp và quản lý Kubernetes control plane. Để chạy khối lượng công việc, EKS thiết lập control plane và Kubernetes API trong cơ sở hạ tầng AWS được quản lý.

Ưu điểm:

  • Không cần cài đặt, vận hành và bảo trì Control Plane .
  • Có thể chạy khối lượng công việc bằng các công cụ K8s gốc như Kubectl, Kubernetes Dashboard, Helm và Terraform.
  • Tự động hóa load distribution và parallel processing tốt hơn kỹ sư con người.
  • Tất cả nội dung Kubernetes tích hợp liền mạch với các dịch vụ AWS và các ứng dụng chạy trên EKS tương thích với các ứng dụng trong môi trường Kubernetes. Bạn có thể chuyển sang EKS mà không cần thay đổi mã.

Nhược điểm:

  • Việc triển khai yêu cầu cấu hình nâng cao.
  • Bạn cần sẵn sàng xử lý mức độ mở rộng của Kubernetes trước khi chọn phương án này.

Nên chọn Amazon EKS lúc nào:

  • Khi bạn cần kiểm soát chi tiết việc đặt các container
  • Khi bạn yêu cầu nhiều chế độ mạng hơn
  • Khi bạn muốn kiểm soát nhiều hơn công cụ của mình

Nên chọn Amazon ECS lúc nào:

  • Khi chuyên môn và tài nguyên DevOps hạn chế
  • Khi bạn không có thời gian hoặc nguồn lực để chọn từ nhiều tiện ích bổ sung khác nhau (Amazon ECS chỉ cung cấp một tùy chọn trong mỗi danh mục)
  • Khi Kubernetes quá phức tạp

Tóm lại về so sánh ECS và Kubernetes

ECS nhanh chóng và dễ sử dụng. Đặc biệt đối với người dùng AWS hiện tại. Lựa chọn tuyệt vời cho các doanh nghiệp nhỏ. Hoặc những người không muốn duy trì cluster riêng của họ. Nhưng khóa vendor và không có khả năng tùy chỉnh hoặc mở rộng giải pháp, là vấn đề đối với doanh nghiệp lớn hơn.

Đối với quản lý container và cluster cấp độ doanh nghiệp, không có gì vượt qua được Kubernetes. Mặc dù khá phức tạp. Nhưng sự phức tạp đó được đổi lại bởi các tính năng bổ sung vô cùng giá trị. Khi khối lượng công việc container cứ tiếp tục tăng lên. Các nhà cung cấp đám mây đua nhau đơn giản hóa mọi thứ. Bằng cách cung cấp các k8s được quản lý, việc triển khai và duy trì một cluster trong Kubernetes sẽ trở nên dễ dàng hơn. Sau bài viết so sánh ECS và Kubernetes, hy vọng sẽ giúp các nhà phát triển am hiểu hơn đặc điểm của mỗi loại để có được các triển khai hiệu quả nhất.

Nguồn tham khảo:

What is Amazon Elastic Container Service? – Amazon Elastic Container Service

What is Amazon EKS? – Amazon EKS

https://renovacloud.com/so-sanh-giua-aws-ecs-va-kubernetes/