Đâu là điểm khác biệt giữa team làm sản phẩm mạnh và yếu?

Marty Cagan là founder của Silicon Valley Product Group - nơi ông đã hỗ trợ nhiều công ty làm ra những sản phẩm chiến lược thành công và giúp họ phát triển kỹ năng để làm ra được một sản phẩm tốt.
Trong suốt hơn 20 năm qua, ông đã từng đảm nhận các vị trí điều hành và xây dựng sản phẩm cho một số công ty hàng đầu thế giới. Marty Cagan từng là phó chủ tịch cao cấp về quản lý sản phẩm và thiết kế cho eBay. Trước đó, Marty là phó chủ tịch của sản phẩm tại AOL và Netscape Communications...

Ông từng làm việc cùng nhiều team product giỏi nhất thế giới. Họ tạo ra những sản phẩm tuyệt vời được chúng ta yêu thích và sử dụng hàng ngày. Những team đó đang thay đổi thế giới theo nghĩa đen.

Qua đó, Marty Cagan rút ra rằng: có một sự khác biệt sâu sắc giữa những công ty, những team tạo ra những sản phẩm công nghệ tuyệt nhất và phần còn lại. Những sự khác biệt lớn đến từ cách quản lý, hành xử của leader, cách trao quyền cho thành viên, cách tổ chức suy nghĩ về nguồn tài trợ, nhân sự, cách làm sản phẩm cho tới cách cả team kết hợp tìm ra các giải pháp tốt nhất cho khách hàng của họ.

Vậy, chính xác là team mạnh mà team yếu khác nhau ở điểm gì? Mời các bạn theo dõi:

  • Team mạnh có tầm nhìn hấp dẫn, hiểu rõ về sản phẩm và có mong muốn mãnh liệt truyền tải tầm nhìn đó tới người dùng thông qua một sản phẩm hoàn hảo. Team yếu chỉ là những người làm thuê.
  • Team mạnh có nhiều cảm hứng và ý tưởng từ bảng điểm KPI, quan sát khách hàng, từ việc phân tích dữ liệu những khách hàng sử dụng sản phẩm và từ việc luôn tìm kiếm những công nghệ mới để giải quyết các vấn đề tồn đọng trong sản phẩm của họ. Team yếu nhặt nhạnh yêu cầu từ team sale và khách hàng.
  • Team mạnh hiểu ai là stackholder chính của họ, biết được những khó khăn mà các stackholder đó gặp phải và cam kết sẽ tìm ra giải pháp cho những vấn đề không chỉ cho user, customer mà còn giải quyết chính các khó khăn của doanh nghiệp. Team yếu chỉ góp nhặt yêu cầu từ stackholder.
    Alt text
  • Team mạnh có thành thạo nhiều công nghệ giúp nhanh chóng tạo ra các sản phẩm thử nghiệm, qua đó quyết định nên tiếp tục xây dựng sản phẩm nào. Team yếu thì tạo ra cách cuộc họp để tạo ra lộ trình ưu tiên xây dựng sản phẩm.
  • Team mạnh yêu thích thảo luận brainstorming với những lãnh đọa thông minh từ khắp các công ty. Team yếu cảm thấy bị xúc phạm khi ai đó không thuộc team đề nghị họ làm gì đó.
  • Team mạnh có đội ngũ kỹ sư thiết kế sản phẩm ngồi cạnh nhau, thảo luận, trao đổi trực tiếp với nhau về các chức năng, trải nghiệm người dùng và các công nghệ có thể áp dụng. Team yếu: các thành viên ngồi đúng khu vực của mình, trao đổi thông qua các văn bản hay các cuộc họp được lên lịch rõ ràng.
  • Team mạnh liên tục tìm ra ý tưởng mới để nâng cao, đổi mới sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo được doanh số và thương hiệu của. Team yếu thường chờ đợi sự cho phép từ trên mới thử nghiệm.
  • Team mạnh luôn trau dồi, nâng cao các năng cần thiết để đảm bảo sản phẩm chắc chắn thành công, ví dụ như nâng cao kỹ năng interaction design. Trong khi team yếu không biết interaction design là gì.
  • Team mạnh đảm bảo các kỹ sư của họ có thời gian để thử các prototype hàng ngày để họ có thêm ý tưởng cải tiến sản phẩm tốt hơn. Team yếu đưa các protype cho kỹ sư trong suốt thời gian lên kế hoạch để họ có thể estimate.
  • Team mạnh gặp mặt end-user và khách hàng hàng tuần để hiểu hơn về khách hàng và lắng nghe phản hồi của họ từ những ý tưởng trước đó. Team yếu nghĩ rằng họ chính là khách hàng.
  • Team tốt biết rằng nhiều ý tưởng yêu thích của họ sẽ không được khách hàng chấp nhận, nhiều ý tưởng phải thử nghiệm, đập đi làm lại nhiều lần mới được kết quả mong muốn. Team yếu chỉ xây dựng những gì có trên lộ trình và hài lòng khi chất lượng được đảm bảo.
  • Team mạnh hiểu sự cần thiết của tốc độ và hiểu rabit iteration là chìa khóa của sự phát triển, họ hiểu tốc đọ nhanh đến từ phương pháp làm việc đúng đắn chứ không phải vì ép buộc nhau làm việc. Team yếu luôn phàn nàn: tốc độ làm việc của họ chậm vì đồng nghiệp làm việc không chăm chỉ.
  • Team mạnh có tính cam kết cao sau khi đánh giá yêu cầu của khách hàng, họ đưa ra được giải pháp khả thi và đảm bảo nó giải quyết được vấn đề của khách hàng. Team yếu sẽ phàn nàn về việc doanh nghiệp trở thành sale-driven company (công ty định hướng vào doanh số)
  • Team mạnh sử dụng các công cụ để có thể biết được sản phẩm của họ đang được sử dụng như thế nào, có vấn đều gì không. Phân tịch ựa trên các số liệu họ sẽ tạo ra các điều chỉnh để sản phẩm hoàn thiện hơn. Team yếu cân nhắc khi phân tích dữ liệu để tạo ra một bản báo cáo đẹp, không cần chỉnh sửa sản phẩm.
  • Team mạnh liên tục tích hợp và release sản phẩm. Họ biết rằng việc đó sẽ mang đến giải pháp ổn định hơn cho khách hàng. Các team yếu sẽ tiến hành manual test đến cuối phase tích hợp và release tất cả một lần.
  • Team mạnh bị ám ảnh bởi khách hàng. Team yếu bị ám ảnh bởi đối thủ cạnh tranh.
  • Team mạnh sẽ ăn mừng khi hoàn thành một việc gì đó có ý nghĩa với KPI của doanh nghiệp. Team yếu sẽ ăn mừng khi release được chức năng nào đó.

Hy vọng với những đặc điểm được nêu trên, các bạn có thể tìm ra những điều phù hợp để giúp team mình mạnh hơn.

Bài viết được dịch từ nguồn: https://svpg.com/good-product-team-bad-product-team/ của tác giả Marty Cagan