Cơ bản về phân quyền trong Linux

Cơ bản về phân quyền trong Linux

1. Các nhóm phân quyền

Trong Linux mỗi file (folder) đều có 3 nhóm phân quyền chính:

  • owner: Quyền sở hữu này chỉ áp dụng cho chủ sở hữu của file và không ảnh hưởng đến hoạt động của người dùng khác.
  • group: Quyền sở hữu này được áp dụng cho nhóm đã được gán cho file.
  • others: Cấp quyền cho những người dùng khác không thuộc hai nhóm trên.

Tuy nhiên có ngoại lệ đó là root (super user) không bị ràng buộc bởi bất cứ sự phân quyền nào, có toàn quyền trên mọi file của hệ thống.

2. Các loại phân quyền

Mỗi file có 3 loại quyền cơ bản:

  • read: Quyền cho phép người dùng đọc nội dung của file.
  • write: Quyền cho phép người dùng viết hoặc thay đổi nội dung của file.
  • *execute *: Quyền cho phép người dùng thực thi file.
Tên quyền Ký hiệu Dạng bát phân Mô tả
Read r 4 Quyền đọc file
Write w 2 Quyền ghi file
Execute x 1 Quyền thực thi file
## **3. Cách xem phân quyền của hệ thống** Để xem phân quyền của một file hoặc một folder ta sử dụng câu lệnh ``` ls -l path/to/file hoặc ls -la path/to/file (để hiện các hidden file) ``` Output của câu lệnh trên là: ![](/content/images/2018/09/Capture.JPG)
  • Kí tự đầu tiên là một cờ đặc biệt để chỉ loại file, - với file thông thường, d với thư mục, c với thiết bị, l với liên kết.
  • 3 ký tự tiếp theo (rwx) thể hiện quyền của owner có mọi quyền đối với file.
  • 3 ký tự tiếp theo (rwx) thể hiện quyền của group có mọi quyền đối với file.
  • 3 ký tự tiếp theo (r--) thể hiện quyền của others chỉ có quyền đọc file.
  • Số nguyên chỉ số lượng liên kết cứng tới file.
  • Cuối cùng là tên ownergroup, ở đây owner là apache và group là apache

4. Thay đổi phân quyền

Các thiết lập mặc định của Linux về file nhiều khi sẽ không giải quyết được vấn đề thiết lập hoặc khi bạn muốn chia sẻ quyền cho người dùng khác...May mắn là việc phân quyền cũng không quá phức tạp.

a. Ký hiệu chung

Group Permission

Group Permision Ký hiệu Mô tả
Owner u Chủ sở hữu
Group g Nhóm sở hữu
Other o Người dùng và nhóm khác
All a Toàn bộ người dùng và nhóm (tương đương ugo )

Operator

Operator Ký hiệu Mô tả
Add + Cấp thêm quyền
Remove - Loại bỏ quyền
Assign = Chỉ định quyền cụ thể
### **b. Sử dụng `chmod`** chmod (change mode) là câu lệnh cơ bản nhất để phân quyền file. Có hai cách để phân quyền bằng chmod đó là sử dụng symbolic và octal number: ``` chmod [options] [mode] file ``` trong đó options bao gồm:
  • -R : áp dụng cho cả sub folder.
  • -f : tiếp tục kể cả khi xảy ra lỗi.
  • -v : hiển thị quá trình.

VD:

chmod a+r comments.txt

-> Thêm quyền đọc cho tất cả người dùng và nhóm.

chmod u=rw,g=r,o= plan.sh

-> Cho chủ sở hữu quyền đọc và ghi, group sở hữu quyền đọc, những người dùng và nhóm khác không được làm gì.

chmod -R 775 logs

-> Cho chủ sở hữu và group sở hữu full quyền, còn những người khác chỉ được đọc và thực thi.

b. Sử dụng chownchgrp

chown (change ownership): Thay đổi "chủ quyền" của file hoặc folder. Cú pháp:

chown [options] [newowner:newgroup] file

Options cũng tương tự như chmod ngoài ra thì còn vài tùy chọn như -h, --from, --reference mà tôi sẽ không đề cập đến ở đây mà tập trung vào việc định danh chủ sở hữu mới. Có 5 cách để làm việc này:

Form Description
user Tên của người sở hữu mới, dấu hai chấm (":") và tên nhóm mới được bỏ qua, tức là nhóm sở hữu sẽ không thay đổi
user:group Dạng đầy đủ của chủ mới và nhóm mới, được ngăn cách bởi dấu hai chấm và không có khoảng cách ở giữa
:group Chủ sở hữu sẽ được bỏ qua, nhóm sở hữu mới bắt buộc phải đi sau dấu hai chấm
user: Nhóm sở hữu được bỏ qua, ở đây nhóm sở hữu mới sẽ được gán bằng nhóm login của user
: Bỏ qua cả hai, tức là không thay đổi gì cả
Lưu ý: Chủ sở hữu không thể chuyển quyền sở hữu trừ phi họ là `root` hoặc sử dụng `sudo`. Nhóm sở hữu sẽ được thay đổi bởi chủ sở hữu nếu chủ sở hữu thuộc nhóm đó.Vì vậy, tôi khuyến nghị chạy `chown` dưới quyền super admin.

chgrp (change group): Thay đổi nhóm sở hữu, cú pháp:

chgrp [options] group file

Đến đây có lẽ là đơn giản rồi, không cần phải giải thích gì thêm vì câu lệnh này cũng tương tự (đơn giản hơn) hai câu lệnh trên.

Trên đây là tổng quan về phân quyền trong Linux, một số câu lệnh cơ bản. Mong mọi người có thể hiểu rõ hơn về cơ chế phân quyền của hệ điều hành này.