5 Thói quen xấu ảnh hưởng không tốt tới lập trình viên.

5 Thói quen xấu ảnh hưởng không tốt tới lập trình viên.

Lập trình viên kém là do có nhiều thói quen xấu chứ không phải tư duy không tốt.

Trên thực tế, có một thống kê về năng lực lập trình viên rằng: một số ít hoàn toàn xuất sắc, một vài người giỏi, đa số đều có năng lực, một vài người năng lực kém và một số ít năng lực khá tệ.

Điều đó cho thấy, sự khác biệt giữa một lập trình viên giỏi và tệ không phải là do kĩ năng code, thực tế nó là một vấn đề cơ bản hơn: thói quen xấu.

Cũng có thể nói rằng, lập trình viên thường có thể thất bại trong các thói quen xấu khi cố gắng code để đạt được kết quả. Mặc dù một số thói quen giúp tăng tốc công việc, song một số thói quen khác có thể gây ảnh hưởng không tốt tới tư duy lập trình viên. Và thường thì chúng ta không nhận thức được những thói quen xấu của mình và chờ ai đó làm sáng tỏ chúng.

Sau đây là một số thói quen lập trình xấu của bạn nên loại bỏ càng sớm càng tốt.

**. . .**
###**Tôi là người code giỏi nhất.**
![](https://miro.medium.com/max/3960/0*HICLyAdNSIyT0ODU.jpg)

Người code giỏi là người khiêm tốn, đói khátthông minh. Khiêm tốn là luôn tỏ mình hiểu biết ít, luôn luôn coi trọng đồng đội hơn bản thân mình. Đói là một đạo đức làm việc mạnh mẽ, quyết tâm hoàn thành công việc, đóng góp bất kỳ cách nào để có thể xử lý được vấn đề. Thông minh không phải là trí tuệ thông minh mà là cách xử lý thông minh khi gặp vấn đề.

Thay vì việc chỉ trích code của người khác, hãy cố gắng quan sát và cố gắng học hỏi từ mọi người xung quanh.

Luôn nhớ rằng, cái tôi của bạn là một trở ngại cho công việc của bạn. Nếu bạn cho rằng mình là người giỏi nhất, đó chính là chết cho sự sáng tạo của bạn.Việc học hỏi của bạn sẽ dừng lại khi bạn cho rằng mình đã biết tất cả và không còn gì để học.

Tôi có thể làm cái này trong nháy mắt.

![](https://appdevelopermagazine.com/scripts/resize/?path=/images/news_images/Unified-Experience-Design-Solving-XDs-Problem-App-Developer-Magazine_c80f81cj.jpg&width=700)

Bạn có thể hoàn thành task được giao một cách nhanh chóng, tiết kiệm một vài giờ nhưng không ai đảm bảo rằng task đó đã hoàn thiện, không phát sinh bug, và có thể done ngay được.

Tôi không cần tài liệu vì trí nhớ tôi rất tốt.

![](https://i.doanhnhansaigon.vn/2018/08/24/trituenhantao-1535093611.jpg)

Khi bạn hoạt động trong một team, không ai đảm bảo rằng bạn sẽ nhớ cách hoạt động của đoạn code nếu như không chạm vào nó trong một năm hoặc hơn. Bạn không thể trở thành người không thể thay thế được bằng cách cố tình không ghi chép lại tài liệu về các task đã làm, điều này sẽ gây khó khăn cho team của bạn khi bạn rời khỏi team vì một lí do nào đó.

Không phải lỗi của tôi!

![](https://www.topitworks.com/blogs/wp-content/uploads/2017/01/IT-refuse-offer-banner-1024x465.jpg)

Khi có bug, người lập trình tệ sẽ đổ lỗi cho khách hàng sử dụng sản phẩm chưa chính xác và sẽ không chịu trách nhiệm đối với toàn bộ sản phẩm và lỗi.

Ghim tội lỗi vậy sẽ đạt được gì? Không có gì đâu

Người lập trình tốt sẽ nói một cái gì đó như: "vâng, xin lỗi, chúng ta cần phải làm điều này để khắc phục vấn đề này, lỗi của tôi", điều này sẽ giúp bạn có được niềm tin tốt hơn với đồng nghiệp của bạn.

Bạn càng sớm thừa nhận sai lầm của mình, càng có nhiều thời gian để học và khắc phục điều tương tự.

Bạn không thể coi một task là hoàn thành khi nó chưa hoàn thành

![](https://s3-ap-southeast-1.amazonaws.com/kipalog.com/d0zrb9nkca_developer-vs-tester-3.png)

Một task hoàn thành là khi được người dùng kiểm tra, phê duyệt theo yêu cầu của họ, vì vậy bạn không thể tự hoàn thành task đã được giao.

Điều quan trọng nhất

Vậy, điều quan trọng nhất ở đây là gì, đó là thái độ

![](https://itviec.com/blog/wp-content/uploads/2015/09/safe_image1-298x250.jpg)

Chỉ cần làm việc là không đủ, bạn phải có thái độ đúng đắn trong công việc và thay vì có kỹ năng phù hợp, thái độ đúng đắn lại là điều quan trọng hơn cả.

Có một thái độ tốt, tích cực, cùng với suy nghĩ tích cực thì chắc chắn bạn sẽ là một nhân viên làm việc hiệu quả. Điều này có thể xác định mức độ bạn hoàn thành các dự án của mình và cũng như cách người khác cảm nhận về bạn.

Thái độ của bạn, không phải năng khiếu của bạn, sẽ quyết định độ cao của bạn.

Nguồn: https://towardsdatascience.com/5-bad-habits-of-absolutely-ineffective-programmers-e74b74add9ca