Cải tiến Sprint - Sprint Retrospective là gì?
Dù Scrum team có giỏi đến mức nào thì cũng có thể làm tốt hơn nữa. Mặc dù chắc chắn một Scrum team tốt là một team luôn tìm kiếm những cơ hội để cải thiện bản thân, team cũng nên dành một khoảng thời gian ngắn và thành thực với nhau ở cuối mỗi sprint để phản biện một cách chủ động về những gì team đã làm và tìm cách cải tiến nó. Việc này diễn ra trong sprint retrospective.
Ở bài viết này mình sẽ giới thiệu ho mọi người biết những điều cơ bản nhất về Retrospective và có thể áp dụng team của bạn !!!
Vậy thì Sprint Retrospective là gì, cùng mình tìm hiểu nha!!
- Sprint Retrospective là gì?
Phát triển phần mềm linh hoạt ( Agile Software Development) là một tập hợp các phương pháp và thực hành dựa trên tuyên ngôn Agile. Phương pháp Agile chú trọng đến việc liên kết trong team và việc delivery thường xuyên của một sản phẩm.
Một trong 12 nguyên tắc trong bản tuyên ngôn Alige là:
“Sau một khoảng thời gian nhất định, team sẽ suy nghĩ làm thế nào để hiểu quả hơn, từ đó đưa ra những điều chỉnh phù hợp”
Nguyên tắc này được kết hợp chặt chẽ trong Agile team dưới hình thức họp cải tiến dự án (Agile Retrospective meeting).
Nói cách khác đây là dịp để nhóm Scrum nhìn lại quá trình làm việc của một Sprint và xác định những thay đổi cần thiết đối với quy trình làm việc, công cụ sử dụng và cách thức cộng tác để làm tốt hơn trong các Sprint tiếp theo.
2. Retrospective diễn ra trong bao lâu?
Thời lượng của phiên retrospective tối đa là 3 tiếng đối với 1 Sprint 1 tháng. Và sẽ rút ngắn hơn đối với các Sprint có độ dài ngắn hơn, ví dụ: đối với Sprint 1 tuần thì độ dài tối đa của phiên Retrospective là 45 phút.
3. Thành phần tham gia bao gồm những ai?
Nhà phát triển và Scrum master bắt buộc phải tham dự. Product owner có thể tham dự hoặc không. Ngoài ra Nhà phát triển còn có thể mời thêm những người khác cùng tham dự nếu cần thiết.
4. Một buổi retrospective diễn ra như thế nào?
Các bước tiến hành Retrospective:
Một phiên retrospective thường được tiến hành theo 5 bước sau:
Bước 1: Setting the stage – thiết lập bối cảnh, trạng thái bắt đầu cho buổi Sprint Retrospective
Đây là một bước rất đơn giản, hiệu quả nhưng lại thường bị bỏ qua trong các buổi Sprint Retrospective. Hoạt động này giúp tất cả mọi người cất lên tiếng nói, gỡ bỏ những dè chừng để giúp mọi người hòa nhập và liên kết với chủ đề tốt hơn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả buổi họp.
Một số kỹ thuật thường được dùng như “Weather Report”, “One-word” check-in…
Bước 2: Gather Data – Thu thập dữ liệu
Đây là lúc tất cả các thành viên chia sẻ thông tin, ý tưởng, mối quan tâm về công việc của nhóm trong sprint vừa diễn ra.
Một điều lưu ý trong hoạt động này đó là nên tập trung vào số lượng các thông tin thu được, càng nhiều thông tin càng tốt. Mọi ý kiến đóng góp đều được hoan nghênh, và tuyệt đối tránh việc phán xét con người và thái độ. Mọi người lắng nghe với tinh thần tôn trọng những ý kiến và quan điểm khác biệt.
Có rất nhiều các kỹ thuật thường được dùng trong hoạt động này, ví dụ: Glad Sad Mad, Start Stop Continue, Sailboat hay 4Ls,…
Nhìn chung các kỹ thuật này sẽ xoay quanh 3 câu hỏi:
- Điều gì nhóm đã làm tốt, đang thúc đẩy nhóm?
- Điều gì nhóm còn chưa làm tốt, có thể cải thiện?
- Điều gì nhóm nghĩ là tốt và sẽ thử?
Tùy từng ngữ cảnh chúng ta sẽ sử dụng format phù hợp. Ví dụ Glad, Sad, Mad sẽ tập trung vào tâm trạng của các thành viên trong khi Start, Stop, Continue sẽ kích thích hành động.
Bước 3: Generate Insight – Xác định vấn đề thực sự cần giải quyết
Nếu như ở bước 2 tập trung vào số lượng các ý kiến, thì ở bước 3 nhóm sẽ tập trung vào khai thác sâu từng ý kiến nhằm phát lộ vấn đề thực sự cần giải quyết. Sau khi gộp và loại bỏ các ý kiến trùng nhau, một kỹ thuật phổ biến được dùng là 5-Why để đào sâu vấn đề.
Bước 4: Decide what to do – Xác định hành động cải tiến
Sau khi những vấn đề được phát lộ, việc tiếp theo nhóm cần làm là chọn ra những hành động cụ thể để tiến hành cải tiến. Những hành động cải tiến nên đảm bảo tiêu chí 5W2H để gia tăng cam kết, trách nhiệm và mục đích cuối cùng là có thể nhanh chóng đi vào thực tế.
Bước 5: Close retrospective – Kết thúc phiên họp
Nhóm có thể kết thúc buổi họp bằng việc tóm tắt lại những gì đã diễn ra, tổng kết các hành động cần thực hiện. Nhóm hoàn toàn có thể đánh giá nhanh hiệu quả của buổi họp để một lần nữa nhìn nhận lại giá trị của buổi retrospective và biết rằng đang đi đúng hướng. Một lời cảm ơn đến các thành viên sau buổi họp là một gợi ý tốt để buổi họp kết thúc trong không khí vui vẻ.
Kết luận:
Retrospective thực sự rất hữu ích cho việc xây dựng đội ngũ và sự gắn kết giữa các thành viên trong team với nhau..Ngoài ra, việc các doanh nghiệp duy trì các buổi Sprint Retrospective góp phần gia tăng hạnh phúc khi làm việc của từng thành viên và cả nhóm, từ đó tạo văn hóa học hỏi, phát triển cho cả tổ chức.
Tài liệu tham khảo:https://hocvienagile.com/agipedia/cai-tien-sprint/